Veneer là gì?
- Gỗ Veneer là gì? Đây là loại gỗ được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer, tùy từng loại hao hụt.
- Nhưng quy trình tạo ra gỗ veneer cụ thể như thế nào, có những loại gỗ veneer phổ biến nào… là những thắc mắc thường gặp của khách hàng khi chọn mua một sản phẩm nội thất bằng gỗ veneer
- Bởi nhu cầu sử dụng thiết bị nội thất bằng gỗ: bàn làm việc, tủ tài liệu, bàn phòng họp cao cấp hay tủ bếp, cửa gỗ… ngày càng cao dẫn đến việc lựa chọn gỗ veneer là vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt.
Công đoạn dán veneer lên các loại cốt gỗ là bước quan trọng nhất trong quy trình làm ra những sản phẩm nội thất cao cấp từ loại gỗ này.
- Ván nền (cốt gỗ) sau khi được kiểm tra được đưa qua công đoạn định hình, từ đây ván nền được chuyển tới công đoạn phủ keo tự động. Loại keo thường được sử dụng là keo UF có chứa hợp chất NH4CL có tính năng đóng rắn nhanh, đạt độ bền trong kết dính do các phân tử có tính liên kết mạng không gian tạo khả năng chống thấm tốt mà không gây độc hại cho người sử dụng.
- Sau quá trình lăn keo, ván nền được đưa sang công đoạn tiếp theo là công đoạn dán tự động để phủ veneer lên bề mặt của ván nền. Sau đó ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt. Cuối cùng dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp.
Nghệ Thuật Ghép Veneer Hoa Văn
- Trên những sản phẩm nội thất gỗ, chúng ta thường thấy có rất nhiều sản phẩm bên ngoài là những họa tiết trang trí nghệ thuật, như một bức tranh, nhiều Khách Hàng nhầm tưởng đây là một bức tranh vẽ lên gỗ, nhưng thực tế đó là bức tranh được tạo hình tự nghệ thuật ghép Veneer hoa văn của nghệ nhân lành nghề.
- Những món đồ nội thất trong một bộ sản phẩm cần có tính đồng nhất và đối xứng với nhau trong từng vân gỗ, mang đến vẻ đẹp tổng thể cho toàn bộ sản phẩm nội thất trong không gian.
- Vậy làm sao để có thể làm được việc này? Nghệ thuật ghép hình hoa văn Veneer thủ công sẽ đáp ứng được hoàn hảo dòng sản phẩm cổ điển cao cấp nhất hiện nay.
NGHỆ THUẬT KHẢM XÀ CỪ NỘI THẤT TẠI GRAND HOME
Nguyên Liệu Chế Tác:
- Xà cừ là một hỗn hợp hữu cơ-vô cơ có nguồn gốc tự nhiên. Nó được tạo thành từ các miếng nhỏ hình lục giác chứa các tinh thể aragonit (cacbonat canxi (CaCO3) có kích thước rộng 10-20 µm và dày khoảng 0,5 µm, được sắp xếp thành các phiến mỏng song song liên tục.
- Các lớp aragonit này được chia tách bởi các tấm chứa chất hữu cơ bao gồm các loại polymer sinh học mềm dẻo (chẳng hạn chitin,lustrin và các protein giống như lụa). Hỗn hợp của các miếng aragonit dòn và các lớp mỏng polymer sinh học mềm dẻo làm cho vật liệu cứng và đàn hồi.
- Độ cứng và đàn hồi còn do sự sắp xếp kiểu “gạch xây tường” của các miếng aragonit, nó ngăn chặn sự lan truyền vết nứt theo chiều ngang. Kết cấu này ở kích thước đủ lớn làm tăng độ dai của nó đủ lớn, làm cho nó gần như tương đương với độ dai của silic.
- Trai là tên gọi thông dụng, chủ yếu dùng chỉ các loài động vật thân mềm có 2 mảnh vỏ (Bivalvia). Chúng là loài động vật có đầu bị tiêu giảm, chân hình lưỡi rìu có màu hơi vàng có tác dụng giúp nó di chuyển trong cát, vỏ gồm 2 mảnh được gắn lại với nhau bởi dây chằng, có hai cơ khép mở vỏ bám ở mặt trong và hoạt động theo nguyên lý cửa sổ, vỏ có lớp sừng bao bọc ở mặt ngoài, lớp đá vôi ở giữa và cuối cùng là lớp xà cừ sau vỏ là vạt áo Trai rồi đến hai tấm mang nằm trong khoang áo ở giữa là chân và thân.
- Chất liệu xà cừ thông thường được lấy từ trai, ốc nên khảm xà cừ còn được gọi là khảm trai hay khảm ốc.
- Vỏ trai được ưa chuộng là loại vỏ trai của trai ngọc môi vàng (Pinctada maxima), nó thường có kích thước lớn, mặt trong có lớp xà cừ dày màu óng ánh. Làng nghề cổ truyền thì có những tên riêng cho những thứ ốc như “trai cửu khổng” (tức bào ngư), “diệp xù”, “trai cánh”, “trai Nông Cống”.
Công đoạn chế tác
-
Người thợ khảm trai dùng những mảnh vỏ trai để khảm (gắn) lên các đồ vật. Các công đoạn cần phải thực hiện khá tỉ mỉ: vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mảnh, khảm lên tranh rồi lại mài nhẵn và đánh bóng. Bước đầu tiên là chẻ vỏ thành mảnh rồi rọc theo thớ. Mảnh vỏ ốc cắt xong thì đem ngâm nước rồi hơ đèn nóng để uốn phẳng vì vỏ ốc vốn cong.
-
Trong khi đó mặt vật dụng muốn khảm (thường là mặt gỗ) phải khoét lõm để nhận lấy mảnh vỏ ốc. Người thợ dùng sơn ta để gắn. Gắn xong thì đem mài. Trước mài bằng giấy ráp cát to, tiếp theo là cát mịn rồi lại đánh bằng vôi bột. Bước cuối cùng là đánh bằng lá ngái rồi xoa bột gạo lên.
-
Khảm xà cừ có ở đồ trang sức, khuy áo, đũa, đồ gỗ như bàn, ghế, giường, sập, tủ, bình phong, tranh treo tường…
- Khảm xà cừ thường được kết hợp với đồ gỗ đánh bóng sơn mài mỹ nghệ, tuy nhiên nền các bức khảm xà cừ thường có màu tối của lớp sơn đen, chứ không có thêm nhiều màu như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác, do bản thân chất liệu xà cừ có tạo nên nhiều màu sắc óng ánh cho chi tiết trang trí. Các họa tiết ở đồ khảm xà cừ có thể là về hoa lá, chim bướm, các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam hay từ một tích cổ nào đó trong dân gian.
- Hiện nay, công đoạn khắc thủ công có thể thay thế bằng máy khắc laser và các loại máy móc hỗ trợ khác, song việc cẩn các mảnh xà cừ và hoàn thiện sản phẩm vẫn không thể thiếu được đôi bàn tay của nghệ nhân.
Để được tư vấn về sản phẩm, vui lòng liên hệ đến Showroom Miền Nam:
GRAND HOME _Thiết kế & cung cấp đồ nội thất cổ điển
- Tel: 0903 837 500 (Mr.Cường)
- 114/2 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: [email protected]
Nguồn: Grand Home.vn
>>>> Xem thêm thông tin về Grand Home tại :